i
1. Thuốc Vacometa có tác dụng gì?
Thuốc Vacometa có hoạt chất chính là Diosmectite, một loại nhôm magnesi silicat thiên nhiên. Thuốc bào chế dạng cốm, có chứa 3g Diosmectite.
Thuốc Vacometa có tác dụng:
- Nhờ có độ nhớt và độ bám hút cao, Diosmectite có khả năng bảo vệ niêm mạc tiêu hóa do phủ lên bề mặt chúng một lớp màng đồng nhất.
- Diosmectite liên kết nhiều hóa trị với glycoprotein của màng nhầy ruột, làm tăng khả năng đề kháng của lớp dịch nhầy đối với các tác nhân kích thích niêm mạc ruột như: Acid hydrocloric, các muối acid mật và tác nhân kích thích khác.
- Diosmectite có khả năng hấp phụ độc tố, virus, vi khuẩn, dịch, khí, do đó, làm giảm các triệu chứng của bệnh tiêu chảy, viêm thực quản, viêm dạ dày và ruột.
- Diosmectite có tác dụng cầm máu tại chỗ nên chống xuất huyết khi ruột bị kích thích.
2. Chỉ định của thuốc Vacometa
Thuốc Vacometa được chỉ định trong các trường hợp sau:
- Điều trị các triệu chứng đau do viêm thực quản, dạ dày và ruột.
- Hỗ trợ bù dịch, điện giải trong tiêu chảy cấp và mạn tính, đặc biệt ở trẻ em.
3. Chống chỉ định của thuốc Vacometa
Các trường hợp không dùng được thuốc Vacometa:
- Người có tiền sử dị ứng với Diosmectite và các thành phần khác trong thuốc.
- Tiêu chảy cấp mất nước và điện giải nặng ở trẻ em.
Thông tin Dược Sử dụng thuốc an toàn
Công dụng thuốc Vacometa
Share:
Vacometa thuộc nhóm thuốc đường tiêu hóa, được dùng để điều trị các triệu chứng đau do viêm thực quản, dạ dày và ruột. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tác dụng của thuốc Vacometa.
1. Thuốc Vacometa có tác dụng gì?
Thuốc Vacometa có hoạt chất chính là Diosmectite, một loại nhôm magnesi silicat thiên nhiên. Thuốc bào chế dạng cốm, có chứa 3g Diosmectite.
Thuốc Vacometa có tác dụng:
- Nhờ có độ nhớt và độ bám hút cao, Diosmectite có khả năng bảo vệ niêm mạc tiêu hóa do phủ lên bề mặt chúng một lớp màng đồng nhất.
- Diosmectite liên kết nhiều hóa trị với glycoprotein của màng nhầy ruột, làm tăng khả năng đề kháng của lớp dịch nhầy đối với các tác nhân kích thích niêm mạc ruột như: Acid hydrocloric, các muối acid mật và tác nhân kích thích khác.
- Diosmectite có khả năng hấp phụ độc tố, virus, vi khuẩn, dịch, khí, do đó, làm giảm các triệu chứng của bệnh tiêu chảy, viêm thực quản, viêm dạ dày và ruột.
- Diosmectite có tác dụng cầm máu tại chỗ nên chống xuất huyết khi ruột bị kích thích.
2. Chỉ định của thuốc Vacometa
Thuốc Vacometa được chỉ định trong các trường hợp sau:
- Điều trị các triệu chứng đau do viêm thực quản, dạ dày và ruột.
- Hỗ trợ bù dịch, điện giải trong tiêu chảy cấp và mạn tính, đặc biệt ở trẻ em.
3. Chống chỉ định của thuốc Vacometa
Các trường hợp không dùng được thuốc Vacometa:
- Người có tiền sử dị ứng với Diosmectite và các thành phần khác trong thuốc.
- Tiêu chảy cấp mất nước và điện giải nặng ở trẻ em.
4. Cách dùng - liều lượng thuốc Vacometa
Cách dùng:
- Pha gói thuốc với nước sôi để nguội, uống khi thuốc cốm tan hoàn toàn.
- Dùng thuốc xa bữa ăn. Tuy nhiên, nếu bạn bị viêm thực quản hãy dùng thuốc sau bữa ăn.
Liều lượng ở trẻ em:
- Trẻ dưới 1 tuổi: Uống ngày 2 lần, mỗi lần 1⁄2 gói.
- Trẻ từ 1 - 2 tuổi: Uống ngày 3 lần, mỗi lần 1⁄2 gói.
- Trẻ từ 2 tuổi trở lên: Uống 1 gói x 2 lần/ ngày.
Bạn có thể pha thuốc với 50ml nước, để trẻ uống nhiều lần trong ngày hoặc trộn thuốc vào thức ăn dạng sệt.
Liều dùng ở người lớn:
- Uống 1 gói/ lần x 3 lần/ ngày.
- Trường hợp bị tiêu chảy cấp tính, có thể tăng liều gấp đôi.
5. Tác dụng phụ của thuốc Vacometa
Tác dụng không mong muốn thường thấy nhất của thuốc Vacometa là táo bón. Khi thấy xuất hiện tình trạng này bạn cần trao đổi với bác sĩ của bạn để xem xét việc giảm liều lượng thuốc.
6. Thận trọng, lưu ý khi dùng thuốc Vacometa
- Nếu bạn bị sốt không nên dùng thuốc quá 2 ngày.
- Diosmectit chỉ là biện pháp hỗ trợ bù dịch điện giải, không phải là thuốc điều trị mất nước. Khi bạn bị mất nước cần được đánh giá mức độ tiêu chảy, toàn trạng và tuổi để có liệu pháp bù nước phù hợp.
- Nếu bạn đang có thai hoặc đang trong thời gian cho con bú cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.
- Trong thời gian dùng thuốc nếu bạn quên uống một liều thuốc, hãy bổ sung lại liều đó càng sớm càng tốt, tuy nhiên không nên uống quá gần liều kế tiếp, tránh tình trạng dùng thuốc quá liều.
- Nếu bạn dùng thuốc quá liều chỉ định và thấy cơ thể có triệu chứng bất thường, hãy liên hệ với các bác sĩ có chuyên môn để được tư vấn xử trí đúng cách